Kiến thức là giá trị lớn nhất mà bạn cần phải có trước khi đầu tư

Hãy lấp đầy kiến thức của bạn với những chia sẻ của FXchikka, vì thứ quan trọng nhất cần phải có trước khi đầu tư không phải là tiền mà là kiến thức.

Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại!

Hãy luôn học hỏi từ những sai lầm của người khác, chứ không phải của bạn. Chi phí bạn phải trả sẽ rẻ hơn Giá trị của FXchikka tại đây chính là chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong đầu tư.

"Không có gì cần thiết hơn trong kinh doanh là sự nhanh nhạy"

Người tiến xa nhất là người sẵn sàng hành động và biết nắm bắt cơ hội. Thông qua những nguồn tin cậy, FXchikka thường xuyên cập nhật những tin tức nóng hổi nhất về tài chính thế giới hàng ngày.

FXchikka cung cấp cho bạn những công cụ cần thiết để giao dịch.

Hãy tận dụng những công cụ cần thiết để giao dịch một cách hiệu quả. Cách đơn giản nhất để tối ưu lợi nhuận đó là biết cách tận dụng các công cụ tài chính.

FXchikka Là Ai?

"Tôi của hiện tại là những gì tôi nỗ lực đấu tranh để đạt được. Tôi của quá khứ là điều sẽ không bao giờ lặp lại. Còn tôi của tương lai tùy thuộc vào niềm hy vọng tôi đang tiếp tục vun đắp trong tim...

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

#6 Ứng dụng Price Action trong giao dịch

Ứng dụng Price Action
     Trước khi chúng ta thực hành phân tích thị trường với Price Action, hãy đảm bảo rằng trên MT4 (MT5) màn hình biểu đồ của chúng ta không còn một chỉ báo kỹ thuật nào khác nữa, hãy để màn hình trống trơn nhé. Và chúng ta chỉ sử dụng biểu đồ nến nhật để phân tích. Hãy nhìn hình dưới đây: 

Dùng biểu đồ nến nhật
     Giao dịch price Action là một phương thức phân tích giá cả theo thời gian. Phương pháp giao dịch này gồm nghệ thuật và kỹ năng giao dịch chỉ dựa trên dữ liệu giá mà không cần bất cứ chỉ báo, tin tức hay phân tích cơ bản nào khác. Phương pháp này còn được gọi là “phương pháp giao dịch trần trụi”, không có bất cứ chỉ báo hay công cụ kỹ thuật nào mà chỉ có dữ liệu và hành động giá của thị trường.

     Phân tích hành động giá cho phép một nhà giao dịch biết được chuyển động giá của thị trường và cung cấp cho anh ta tâm lý của đa số những người (tổ chức) giao dịch trên thị trường hiện tại. Một nhà kinh doanh có thể sử dụng hành động giá của thị trường để thử và mô tả quá trình tư duy của con người sau động thái của thị trường. Mỗi người tham gia vào thị trường sẽ để nguyên các “manh mối” giá trên biểu đồ thị trường khi họ giao dịch với thị trường, những manh mối này sau đó có thể được giải thích và sử dụng để thử và dự đoán động thái tiếp theo của thị trường.

     Sau đây chúng ta sẽ làm quen với các mô hình giá cơ bản:

     1- Mô hình Inside bar:

    Mô hình Inside bar bao gồm 2 nến: 1 nến Inside bar và một nến trước đó (gọi là nến mẹ hay mother bar). Nến Inside bar phải nằm hoàn toàn bên trong high và low của nến mẹ. Mô hình này thường được dùng để giao dịch breakout trong 1 thị trường có xu hướng nhưng nó cũng được hiểu là 1 tín hiệu đảo chiều nếu hình thành tại 1 mức giá quan trọng.
   
     2- Mô hình Pin Bar:

     Mô hình Pin Bar chỉ bao gồm 1 nến đơn biểu hiện sự từ chối giá và đảo chiều của thị trường. Tín hiệu pin bar rất tốt khi thị trường có trend, range bound hoặc có thể được giao dịch ngược xu hướng tại các mức cản và hỗ trợ quan trọng. Mô hình này ngụ ý rằng giá có thể đi ngược hướng mà đuôi nến chỉ vì nó thể hiện sự từ chối của giá và quay đầu.


      3- Mô hình Fakey:
     Mô hình fakey bao gồm 1 sự phá vỡ không thành công (false breakout) của mẫu hình inside bar. Nói cách khác nếu mô hình inside bar bị phá vỡ nhưng quay đầu và nến đóng bên trong thân của mother bar hoặc inside bar thì đó là mẫu hình fakey. Thị trường dường như muốn phá vỡ theo 1 hướng nhưng sau đó quay đầu và di chuyển theo hướng ngược lại. Fakey rất phù hợp khi giao dịch thuận trend, ngược trend hoặc trong vùng giá (range).


     Hãy xem các ví dụ thực tế về giao dịch bằng các mô hình hành động giá.

    Biểu đồ đầu tiên cho thấy 1 tín hiệu sell fakey giảm giá. Ở ví dụ này, trend đang down từ phía trên bên trái của chart. Tín hiệu fakey sell là phù hợp với trend chính. Giao dịch thuận trend bằng các setup hành động giá luôn có xác xuất thành công lớn hơn.


 
  Một biểu đồ khác bên dưới là 1 ví dụ về sự kết hợp gồm fakey tăng giá kết hợp pin bar trong bối cảnh trend chính đang tăng. Thông thường khi thị trường đang có 1 trend ngắn hạn mạnh thì trader nên giao dịch cùng xu hướng ngắn hạn đó.


     Còn ở ví dụ sau là mô hình inside bar. Chart cho thấy cả 1 mô hình inside bar bình thường và 1 mô hình inside bar kết hợp pin bar (bar inside cũng là pin bar). Mô hình này rất tốt khi thị trường có trend.


     Biểu đồ dưới đây là 1 mô hình pin bar. Hãy để ý sự di chuyển rất mạnh của thị trường sau pin bar. Pin bar có đuôi khá dài so với các bar khác thì có thể xem là pin bar. Những pin bar có đuôi dài nhô ra so với các vùng giá lân cận như 2 trường hợp sau đều là những cơ hội tốt để giao dịch.


   * Các bài viết liên quan:
     - Làm thế nào để thu được lợi nhuận từ forex?
     - Phân tích cơ bản trong Forex
     - Phân tích kỹ thuật trong Forex
     - Biểu đồ nến nhật bản
     - Phương pháp giao dịch Price Action (PA)


#5 Phương pháp giao dịch Price Action (PA) - Hành động giá

PRICE ACTION
     Nếu bạn đã đi đúng, đủ và theo tuần tự các bài viết từ cơ bản đến nâng cao trong blog FXchikka. Khi đã đến với bài viết này thì xin chúc mừng bạn đã gần đạt được những thành quả nhất định rồi đó.

     Để ra một quyết định đầu tư đúng đắn trong Forex (Buy hoặc Sell), chúng ta phải phân tích được thị trường để từ đó dự đoán được hướng đi của thị trường. Có rất nhiều người đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để phân tích thị trường, dùng đủ loại chỉ báo kỹ thuật, tiếp cận đủ thứ thông tin có trên internet, rồi tham gia rất nhiều nhóm cung cấp tín hiệu... Thường thì 90% các nhà đầu tư bị thị trường nuốt chửng vì không phân tích đúng hướng đi của thị trường.

    Price Action - Theo tôi, là một phương pháp phân tích có độ chính xác cao nhất trong phân tích kỹ thuật. Vậy Price Action là gì?

    Price Action được định nghĩa khá đơn giản. Price tức là giá cả, Action tức là hành động, vậy Price Action chính là hành động của giá cả, thường gọi tắt là hành động giá (ở đây chúng ta hiểu đó là diễn biến của giá cả hay là diễn biến của thị trường).

     Nếu như ngoài đời sống tất cả các sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh chúng ta đều có nguyên nhân. Thì trong thị trường tài chính nói chung, thị trường ngoại hối nói riêng, tất cả đều tạo ra dữ liệu về sự chuyển động của giá cả thị trường trong những khoảng thời gian khác nhau; dữ liệu này được hiển thị trên biểu đồ giá, và tất cả đều có nguyên nhân gây nên các hành động giá này.

     Một biểu đồ thể hiện giá cả tức thời phản ánh niềm tin và hành động của tất cả người tham gia, thường được gọi là trader, kinh doanh một thị trường trong một khoảng thời gian nhất định và những niềm tin này được miêu tả trên biểu đồ giá của thị trường theo hình thức “hành động giá cả” (P.A.).       
      Từ đó thuật ngữ Price Action được ra đời.

     Tuy nhiên mặc dù dữ liệu kinh tế và các sự kiện tin tức toàn cầu khác sẽ có tác động dù trực tiếp hay gián tiếp đến sự chuyển động giá trên thị trường, nhưng chúng ta không cố gắng giải thích quá nhiều về sự hình thành của hành động giá của chúng. Bởi vì một lý do khá đơn giản; tất cả các dữ liệu kinh tế và tin tức thế giới gây ra biến động giá trong một thị trường được phản ánh qua hành động giá trên biểu đồ giá thị trường.

      Và từ đó việc giao dịch theo hành động giá đã phát triển thành một hệ thống dần dần hoàn chỉnh, phản ánh tất cả các chuyển biến ảnh hưởng đến thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

      Và sau này với sự tiến bộ của công nghệ, các công cụ chỉ báo dần được hình thành để phục vụ cho Price Action này, tuy nhiên cũng chính những công cụ chỉ báo này có một độ trễ nhất định, nên việc sử dụng các công cụ chỉ báo về giá cả như MACD, RSI, Stochastic,… và các chỉ số khác dần trở nên lạc hậu, chỉ là một sự lãng phí thời gian vì chúng không bắt kịp giá thay đổi tức thời của thị trường.

      Bên cạnh đó một phong trào giá cung cấp tất cả các tín hiệu mà bạn sẽ cần để phát triển một hệ thống giao dịch, có khả năng sinh lợi cao và bền vững được gọi là các chiến lược kinh doanh hành động giá và chúng cung cấp một số nhận định xu hướng giá của thị trường, giúp dự đoán chuyển động trong tương lai của nó với độ chính xác cao đủ để cung cấp cho bạn một chiến lược kinh doanh xác suất cao. Đó là hệ thống giao dịch theo hành động giá. Hệ thống này được các trader chuyên nghiệp theo trường phái phân tích kỹ thuật rất ưa chuộng, thậm chí là rất tôn sùng.

     Các bài viết sau tôi sẽ chia sẻ đầy đủ và chi tiết về phương pháp phân tích thị trường bằng Price Action. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!


Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

#4 Biểu đồ nến Nhật

Biểu Đồ Nến Nhật
     Biểu đồ nến Nhật Bản là phương pháp xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất khi biểu diễn biến động giá của các thị trường tài chính. Thông thường, thân chính của một nến thể hiện giá lên sẽ có màu trắng còn thân chính của một nến thể hiện giá xuống sẽ có màu đen. Bóng trên, đối với nến giá lên là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá cao nhất trong giai đoạn mà nó thể hiện, đối với nến giá xuống là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá cao trong giai đoạn mà nó thể hiện. Bóng dưới, đối với nên giá lên là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá thấp trong giai đoạn mà nó thể hiện, đối với nến giá xuống là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá thấp trong giai đoan mà nó thể hiện. Cần lưu ý là các nến cũng có thể tạo thành các khoảng chênh giá.

Nến Nhật
     Trong hoạt động Forex thì biểu đồ nến Nhật Bản là loại biểu đồ thông dụng nhất với các nhà kinh doanh Ngoại hối. Nguyên nhân của điều này là biểu đồ nến Nhật Bản cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và dễ hình dung về những động lực của giá. Chính vì có tính đa chức năng mà các biểu đồ nến  Nhật được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính. Trong phần này, chúng tôi sẽ đưa ra các loại nến và mô hình nến cơ bản.

     Các loại nến nhật bản:

     Các mô hình nến đảo chiều:

     1- Mô hình lòng vực: Mô hình này xuất hiện trong một xu hướng tăng giá hoặc giảm giá mạnh, khi mà một nến khác màu áp đảo hoàn toàn nến liền trước nó. Nến đảo chiều là nến trắng trong thị trường giá xuống và nến đen trong thị trường giá lên. Trong cả hai trường hợp, thân chính của nến đảo chiều áp đảo hoàn toàn bóng của nến liền trước nó. Nếu sau khi nến nghịch đảo được hình thành mà có thêm những nến nhỏ khác xuất hiện theo cùng xu hướng thì điều đó chứng tỏ xu hướng nghịch đảo là rất mạnh mẽ.
Mô hình lòng vực xuôi
     2- Nến dạng búa (đảo chiều giá lên): Nến dạng búa là loại nến với thân chính nhỏ và bóng dưới dài (thường dài gấp đôi thân chính của nến). Nến dạng búa xuất hiện trong xu hướng giá xuống và báo hiệu thị trường đã xuống đến đáy. Thông thường thì màu sắc của nến không quan trọng, bóng trên của nến cũng vậy cho dù bóng này có thể nhỏ hoặc thậm chí không xuất hiện.

     3- Nến hình người treo cổ (đảo chiều giá xuống): 
     Trong trường hợp này, một nến với thân chính nhỏ và bóng dưới dài xuất hiện trong xu hướng giá lên. Bóng dưới thường dài gấp đôi thân chính của nến. Màu sắc của nến hình người treo cổ không quan trọng và bóng trên có kích thước nhỏ hoặc thậm chí không xuất hiện.

     4- Mô hình mây đen bao phủ (đảo chiều giá xuống):

     Mô hình mây đen bao phủ xuất hiện trong xu hướng đi lên của thị trường. Nó được tạo thành khi một nến đảo chiều có mức giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa và giá đóng cửa thấp hơn điểm giữa thân của nến giá lên trước đó, cho thấy dấu hiệu đảo chiều của xu hướng.

     5- Mô hình sắc nhọn (đảo chiều giá lên):
     Mô hình Sắc nhọn xuất hiện trong một xu hướng đi xuống. Nến đảo chiều có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa và giá đóng cửa cao hơn điểm giữa của nến giá xuống liền trước nó.

     6- Mô hình sao mai (đảo chiều giá lên):

     Mô hình Sao Mai xuất hiện trong xu hướng giá xuống. Nến đảo chiều có mức giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến trước nó và nến tiếp theo nến đảo chiều có mức giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của nó. Nến đảo chiều này có thể là một nến doji hoặc một nến thể hiện giá lên.
Mô hình sao mai (đảo chiều giá lên)
     7- Mô hình sao hôm (đảo chiều giá xuống):
    
    Nến Sao Hôm xuất hiện khi xu hướng đi lên chuyển sang đi xuống. Nến đảo chiều mở cửa tại mức giá cao hơn giá đóng cửa của nến trước nó và nến theo sau nến đảo chiều mở cửa ở mức giá thấp hơn giá đóng cửa của nó. Nến đảo chiều có thể là nến thể hiện giá xuống hoặc nến Doji.

     8- Mô hình nến gọng kìm (có thể đảo chiều đi lên hoặc đi xuống):
     
     Nến hình gọng kìm là mô hình trong đó hai hoặc nhiều nến có độ dài bóng bằng nhau xuất hiện. Các nến với bóng dưới bằng nhau xuất hiện khi xu hướng đi xuống chuyển thành xu hướng đi lên. Các nến với bóng trên bằng nhau xuất hiện khi xu hướng đi lên chuyển thành xu hướng đi xuống. Màu sắc của cả hai loại nến đều không quan trọng và có thể xuất hiện một hoặc hai nến nằm giữa chúng.
VD về nến gọng kìm đảo chiều giá lên
     9- Mô hình nến ba ngôi sao (có thể đảo chiều đi lên hoặc đi xuống):


     Ba nến doji là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự đổi chiều của thị trường. Chúng không cần phải xuất hiện trên cùng một mức và có thể có các mức giá mở cửa với nhiều khoảng chênh nhau.
VD về nến ba ngôi sao đảo chiều đi xuống
     10- Mô hình các đường gặp nhau (có thể đảo chiều đi lên hoặc đi xuống):
     
     Khi mô hình Các đường Gặp nhau xuất hiện trong xu hướng đi lên, chúng là dấu hiệu của một sự đảo chiều đi xuống. Nến đảo chiều có mức giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của nến trước đó nhưng sau đó giá nhanh chóng chạm mức đóng cửa của nến trước đó. Khi mô hình Các đường Gặp nhau xuất hiện trong xu hướng đi xuống, chúng là dấu hiệu cho một sự đảo chiều đi lên và trong trường hợp này, nến đảo chiều có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến trước nó. Nến tiếp sau nến đảo chiều có cùng màu với nến đảo chiều.
VD về mô hình nến các đường gặp nhau đảo chiều đi xuống
     Việc nắm vững các mô hình nến đảo chiều là vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật đầu tư ngoại hối hay chứng khoán. FXchikka mong rằng những tư liệu về nến Nhật bản hữu ích với bạn. Chúng tôi sẽ còn cập nhật nhiều mô hình nến nữa, các bạn nhớ theo dõi đầy đủ nhé.

     * Các bài viết liên quan:

#3 Phân tích kỹ thuật trong Forex

Phân Tích Kỹ Thuật
     Ở bài trước chúng ta đã được biết đến phương pháp phân tích cơ bản trong forex. Bây giờ chúng ta cùng làm quen với một phương pháp nữa được rất nhiều trader hiện nay áp dụng trong giao dịch, đó là phương pháp phân tích kỹ thuật.

     Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của một sản phẩm nào đó nhằm phân tích các biến động cung –  cầu để đưa ra các quyết định giao dịch, nó có thể chỉ cho nhà đầu tư thời điểm để vào lệnh, có thể buy hay sell một sản phẩm nào đó mà nhà đầu tư quan tâm.

     Khác với phân tích cơ bản đòi hỏi phải có kiến thức bao quát và sự hiểu biết khá rộng của mình, thì phân tích kỹ thuật thường được dùng ở các trader có xu hướng giao dịch ngắn hạn hoặc giao dịch tự do với các chỉ báo kỹ thuật có sẵn.
   
    Các bước cần xác định trong phân tích kỹ thuật

    Đối với những trader lần đầu tiên làm quen với phân tích kỹ thuật, thì nên cần nắm các bước sau đây để có thể tiếp cận nhanh hơn và dễ dàng hơn:

    + Xác định rõ chiến lược khi tham gia vào thị trường, là lựa chọn mảng giao dịch sao cho là phù hợp.
    + Xác định sản phẩm cần giao dịch, có thể là vàng, dầu, các cặp tiền tệ forex,…
    + Tìm nhà môi giới (broker) đáng tín cậy để ký quỹ.
    + Xác định xu hướng của thị trường để thiết lập lệnh giao dịch phù hợp với phân tích.
    + Chuẩn bị tâm lý trong lúc giao dịch, không để bị dao động và xao nhãng.
     
     Các chỉ báo kỹ thuật thông dụng

     Một trong những điều không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật đó là công cụ chỉ báo, tuy nhiên sẽ có rất nhiều công cụ tùy chúng ta lựa chọn sao cho phù hợp với việc phân tích của mình để giao dịch được hiệu quả.

     Muốn đạt được điều đó thì chúng ta nên xác định mục tiêu của sử dụng công cụ, vì mỗi loại công cụ có những chức năng nhất định. Tuy nhiên, một mục đích quan trọng nhất và duy nhất của chúng ta là làm sao để dự đoán được xu hướng của thị trường, để lựa chọn được thời điểm mua- bán sao cho thật sự hiệu quả.

   Các chỉ báo chúng ta có thể kể đến trong rất nhiều chỉ báo kỹ thuật như: Moving Average, Bollinger Bands, hay RSI, MACD,…

Chỉ báo RSI - Một chỉ báo rất phổ biến
     Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật trong trading như thế nào?

    Nói đến tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật thì không phải bàn cãi, rất quan trọng, để tìm ra ứng dụng của phương pháp phân tích kỹ thuật này, chúng ta cần nắm 3 yếu tố khiến trường phái phân tích này không bao giờ là lỗi thời.

    + Phân tích kỹ thuật có thể có các công cụ báo động giá, cảnh báo sự xuyên thủng các ngưỡng an toàn này và thiết lập các ngưỡng an toàn khác, thường hay được thấy như thiết lập đỉnh giá mới thay đỉnh cũ, hoặc đáy mới thay đáy cũ.

Điều này có thể giúp các nhà đầu tư trong việc nhận biết các sự thay đổi về giá sớm, từ đó sẽ giúp họ có hành động mua hay bán kịp lúc sản phẩm mà họ phân tích.

    + Ngoài việc cảnh báo sớm, phân tích kỹ thuật còn có chức năng xác nhận, và mỗi công cụ trong phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ được kết hợp sử dụng với những phương pháp phân tích khác để xác nhận xu hướng đi của sản phẩm. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có một nhận định và cách nhìn khách quan hơn, từ đó đưa ra kết luận chính xác hơn trong kế hoạch giao dịch của chính mình.

    + Phân tích kỹ thuật với các công cụ dự báo còn có thể đưa ra dự đoán sớm cho tương lai. Điều này quả thật rất tuyệt vời để các nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận. Với việc sử dụng các kết luận nhờ phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng và dự đoán giá cả của tương lai. Tuy nhiên, vì bản chất của phân tích kỹ thuật là thống kê giá của quá khứ; hay nói cách khác, các chỉ báo kỹ thuật thường có một độ trễ nhất định, do đó các nhà đầu tư cần tính toán đến xác suất vì nó có thể sai.

     Như Albert EinStein đã từng nói, tất cả đều là tương đối, không có gì tuyệt đối 100% , và trong thị trường forex cũng vậy. Cho dù bạn là ai? Có tài giỏi như thế nào? Thì bạn cũng sẽ có lúc sai, và các chỉ báo kỹ thuật có thể nhiều lúc không đúng, nên cứ tư duy chỉ báo kỹ thuật luôn chính xác là quan niệm hết sức sai lầm.

     * Bài viết liên quan:
     Làm thế nào để thu được lợi nhuận từ Forex
     - Phân tích cơ bản trong Forex
     - Biểu đồ nến nhật bản
     - Phương pháp giao dịch Price Action (PA)
     - Ứng dụng Price Action trong giao dịch

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

#2 Phân tích cơ bản trong Forex

Phân Tích Cơ Bản
     Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật là hai phương pháp chủ yếu để phân tích trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng. Trong đó phân tích cơ bản tập trung vào các yếu tố kinh tế và tài chính, cái ảnh hưởng đến giá cả. Trong khi phân tích kĩ thuật lại tập trung vào phân tích biểu đồ và sử dụng dữ liệu quá khứ của giá để dự đoán tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số điểm khác nhau giữa hai trường phái này và cách kết hợp chúng để tạo một kết quả tốt hơn trong đầu tư.
 
     Khung thời gian

    Phân tích cơ bản tập trung vào phân tích dài hạn trong khi phân tích kĩ thuật tập trung vào ngắn đến trung hạn. Các nhà đầu tư theo trường phái cơ bản thường nhìn số liệu theo quý, theo năm, theo nhiều năm. Họ tin rằng, trong ngắn hạn giá cả một loại chứng khoán có thể giao dịch dưới hoặc trên giá trị thực nhưng xét về dài hạn nó sẽ điều chỉnh về giá trị thực của chính nó dựa trên các nhân tố cơ bản. Trong khi đó các nhà đầu tư theo trường phái kĩ thuật thường quan sát dữ liệu với khung thời gian ngắn hơn như tháng, tuần, ngày, thậm chí biểu đồ theo giờ.

     Nhà đầu tư cơ bản muốn cố gắng xác định giá trị nội tại của một loại chứng khoán. Ví dụ trong thị trường cổ phiếu họ xác định giá trị đó bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai về hiện tại. Trong thị trường ngoại hối, họ xác định một cặp tiền đang giao dịch dưới hay trên giá trị thực bởi việc đánh giá các yếu tố về lãi suất, chính sách tiền tệ và các dữ liệu kinh tế. Giá thị trường một loại chứng khoán hay FX giao dịch dưới giá trị nội tại được xem như là một khoản đầu tư tốt và ngược lại. Trong khi đó, các nhà đầu tư theo trường phái kĩ thuật lại tin rằng thị trường đã chiết khấu mọi thứ. Tất cả thông tin hiện có đã được phản ánh vào giá. Do đó việc phân tích báo cáo tài chính, kinh tế là điều không cần thiết. Họ chỉ tập trung vào đồ thị giá và sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lại.
   
     Kết hợp hai trường phái

    Có rất nhiều tranh luận nảy sinh liên quan đến hai trường phái này. Ví dụ, có nhiều chỉ trích cho rằng phân tích kĩ thuật là môn không được kiểm chứng. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta có thể kết hợp hai phương pháp này để đạt kết quả tốt hơn trong đầu tư. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể sử dụng phân tích cơ bản để xác định giá một loại chứng khoán hay FX đang dưới hay trên giá trị thực. Sau đó nhà đầu tư sử dụng phân tích kĩ thuật để tìm điểm vào và điểm ra trong quyết định đầu tư của mình. Ví dụ một nhà đầu tư xác định được xu hướng đi xuống của một cặp tiền bằng phân tích cơ bản, nhà đầu tư có thể dùng phân tích kĩ thuật để mở các vị thế bán.
   
    Phân tích cơ bản:

    Mục đích chính của phân tích cơ bản là nghiên cứu các sự kiện kinh tế vĩ mô để dự đoán các diễn biến tiếp theo của giá cả. Để làm được điều này, quá trình phân tích tập trung vào các tác nhân kinh tế - chính trị quan trọng như lãi suất, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát, các cuộc xung đột, chiến tranh và các vấn đề ở tầm vĩ mô khác; nó giúp chúng ta hiểu được những tác nhân trên có ảnh hưởng thế nào đến những biến động trên thị trường. Đồng thời, việc phân tích còn nghiên cứu các sự kiện tác động đến chỉ số cung/cầu đối với đồng tiền của một quốc gia để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi cơ bản nhất “Tại sao?” Tại sao tỷ giá hối đoái lại thay đổi theo chiều hướng này mà không phải theo chiều hướng kia. Nhìn chung, nếu nền kinh tế của một quốc gia phát triển đi lên thì giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó cũng có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu các chỉ số của nền kinh tế là tiêu cực thì giá trị đồng nội tệ sẽ giảm xuống.

     Đồng nội tệ sẽ có xu hướng tăng giá nếu các yếu tố sau đây xuất hiện:

    + Lãi suất tái cấp vốn của đồng nội tệ cao hơn so với các đồng tiền khác.
    + Kinh tế tăng trưởng nhanh, các thị trường tài chính giữ được ổn định.
    + Lạm phát thấp.
    + Cán cân thương mại lành mạnh.
    + Ngân sách quốc gia có mức thâm hụt cao (điều này buộc chính phủ phải vay mượn từ thị trường trong nước và thị trường liên ngân hàng để bù đắp mức thâm hụt).
    + Hệ thống chính trị ổn định.
    + Chính sách tiền tệ nhất quán và thận trọng.
    
   Các chỉ số kinh tế cơ bản:

    - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

    Trong kinh tế học vĩ mô thì GDP là chỉ số thể hiện trực tiếp mức độ “giàu có” của một quốc gia, thực tế thì nước nào cũng luôn nỗ lực tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, tạo nhiều việc làm cho người dân và các chương trình an sinh xã hội để dân chúng an tâm cống hiến sức lao động, GDP thể hiện bằng tiền USD, Ví dụ: Mỹ có GDP hàng năm tới gần $40.000, giàu nhất thế giới. Xu hướng tăng chỉ số GDP này kết hợp với số lượng việc làm và lạm phát là 3 yếu tố song hành để đánh giá “sức khỏe” nền kinh tế, các con số này được công bố mỗi 2 tuần hoặc hàng tháng (Xem chi tiết trên Website ForexFactory) Việc phân tích chỉ số GDP khá đơn giản, tỷ lê thuận với sức mạnh đồng tiền, do đó khi thấy GDP xanh thì đồng tiền đó đang chiếm ưu thế, Ví dụ: Đang chơi cặp EURUSD thì khi GDP tăng sẽ khiến EURUSD giảm và ngược lại.
 
    - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
    Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP). Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế.

      Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Chỉ số giả cả thường rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng như chính sách lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ hay quyết định tiến hành hedging của các ngân hàng và doanh nghiệp lớn. Cũng rất có lợi cho các nhà đầu tư cá nhân tiến nếu họ tính đến chỉ số CPI khi tiến hành hedging hoặc đưa ra quyết định phân bổ vốn đầu tư.
   
     - Số lượng hàng hóa bán lẻ (Retail sales)

    Bằng việc theo dõi số lượng hàng hóa bán lẻ trong một thời gian nhất định chính phủ có thể đánh giá được một cách gần chính xác sự tăng trưởng của việc tiêu dùng cá nhân của dân cư, mà việc tiêu dùng của xã hội đóng góp rất lớn vào giá trị của GDP.

    Ngoài ra trên thị trường còn có rất nhiều các chỉ số quan trọng khác mà bất cứ một dealer nào cũng quan tâm như: M2, lãi suất chiết khấu, trái phiếu, chỉ số thất nghiệp…Ví dụ vào đầu tháng 5.2003 có thông tin chỉ số thất nghiệp trong tháng 4 của Mỹ tăng từ 5.8% (tháng 3.2003) lên 6%, làm cho đồng USD giảm giá mạnh trên thị trường hối đoái quốc tế.

     Hướng dẫn cách đọc các chỉ số kinh tế trong phân tích cơ bản

     Truy cập vào trang: http://www.forexfactory.com/index.php
     Sau đó Click vào thẻ thời gian ở đầu trang để chỉnh lại theo giờ Việt Nam ( GMT +7)


     Trên đây là ảnh chụp trên trang Forexfactory vào phiên Âu lúc 3:45′ pm
    Bắt đầu lúc 3:15′ công bố chỉ số đầu tiên, một tin màu xanh lá cây => Tin tốt cho đồng EUR và cặp EURUSD đã tăng theo đà tăng chủ đạo trên thị trường.


2 cặp GBPUSD và EURUSD đã tiếp tục tăng khá mạnh khi đón tin tốt. Mỗi ngày có nhiều chỉ số cơ bản được công bố, phiên Âu thì có các tin của Úc,Hồng Kông, Phiên Âu có các tin cho đồng bảng Anh, Eur và phiên Mỹ thì đa số Trader tập trung vào đồng USD.

Trong ví dụ tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng Phân tích cơ bản để giúp bạn quyết định có nên mua hay bán cặp tiền nào đó không. Hãy xem các ví dụ bên dưới về phân tích cơ bản:

EUR/USD:

Nếu bạn tin rằng nền kinh tế Mỹ tiếp tục yếu đi, nghĩa là sẽ xấu cho đồng USD, bạn sẽ MUA EUR/USD. Việc mua vào cặp tiền này phản ánh dự đoán của bạn là EUR sẽ tăng so với USD

Nếu bạn tin rằng nền kinh tế Mỹ thì tốt còn đồng EUR thì sẽ yếu đi so với đồng USD, bạn chỉ cần đặt lệnh BÁN EUR/USD. Như vậy là bạn đã bán EUR với dự đoán nó sẽ còn giảm điểm so với USD

USD/JPY:

Nếu bạn phân tích và thấy rằng chính phủ Nhật muốn làm yếu đi đồng JPY để hỗ trợ xuất khẩu thì bạn sẽ mua vào cặp USD/JPY, có nghĩa là bạn dự đoán đồng USD sẽ tăng điểm so với đồng JPY

Nếu bạn phân tích và cho rằng nhà đầu tư Nhật đang rút tiền ra khỏi thị trường tài chính Mỹ và đang đổi vốn của họ từ USD sang JPY trở lại, điều này sẽ gây hại cho đồng USD, bạn có thể đặt lệnh BÁN USD/JPY, có nghĩa là bạn dự đoán USD sẽ giảm điểm so với JPY

GBP/USD:

Nếu bạn cho rằng nền kinh tế Anh tiếp tục tốt hơn so với Mỹ thì bạn sẽ đặt lệnh MUA GBP/USD, có nghĩa là bạn dự đoán GBP tăng giá so với USD

Nếu bạn tin rằng nền kinh tế Anh đang chậm lại so với Mỹ hiện vẫn vững vàng, bạn sẽ đặt lệnh BÁN GBPUSD, có nghĩa là bạn cho rằng GBP sẽ giảm điểm so với USD

* Các bài viết liên quan:

#1 Làm thế nào để thu được lợi nhuận từ thị trường ngoại hối

Lợi Nhuận
     Làm Thế Nào Để Thu Được Lợi Nhuận Từ Thị Trường Ngoại Hối Forex?

    Sau khi đã mở tài khoản giao dịch và tiến hành đầu tư, mọi người luôn kỳ vọng có được lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình.  Thế nhưng, dưới góc nhìn của các chuyên gia đầu tư, thì đa số những nhà đầu tư trong nước phần lớn xem việc đầu tư vào thị trường ngoại hối như là một canh bạc lớn được mất chóng vánh mà không chịu trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trước khi tham gia đầu tư vào thị trường tài chính được xem là “đầy rủi ro” này. Ai cũng tin tưởng và hy vọng rằng thị trường sẽ đi theo xu hướng mà mình dự đoán. Tuy nhiên, thị trường luôn có những bước đi của nó mà không phụ thuộc nhiều vào cảm tính của bạn. 

     Vì vậy, nếu bạn muốn tham gia vào thị trường này thì nên biết rằng thị trường forex không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư mà nó còn làm cho bạn rỗng túi rất nhanh. Trước những biến động khó lường từ thị trường, việc kiếm tiền từ ngoại hối cùng với các nhà đầu tư trên toàn thế giới, song hành cùng những tập đoàn tài chính dày dạn kinh nghiệm khiến cho những nhà đầu tư cá nhân thiếu hiểu biết sẽ đối mặt với rủi ro nhiều hơn.”Vậy thì làm thế nào để tồn tại và thu được lợi nhuận từ thị trường ngoại hối?” Một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của nhà đầu tư chính là sự hiểu biết thấu đáo về thị trường này. Nó không dễ nắm bắt, nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi cũng sẽ tìm được “cách bơi” trong một dòng sông chảy xiết. 

     Thực tế thì có rất nhiều người đã gặt hái được những quả ngọt từ thị trường này. Là một nhà đầu tư forex, bạn không sao tránh khỏi thất bại, nhưng nếu số lần thắng nhiều hơn thì bạn sẽ trở thành một nhà đầu tư thành công. Cuối cùng thì lợi nhuận vẫn là cốt lõi trong đầu tư và sự hiểu biết của bạn về thị trường được đánh giá bằng sự đầy vơi của chính túi tiền của bạn. Với mong muốn mang lại kiến thức đầu tư cũng như lợi nhuận cho những người con Việt Nam, blog FXchikka mong muốn góp phần nhỏ vào sự thịnh vượng chung của dân tộc, của đất nước mình. 

     Trong phạm vi blog này, tôi chia sẻ tới các bạn những điều cốt lõi và trung tâm để đảm bảo giao dịch theo đúng định hướng từ cơ bản đến nâng cao, một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều kiến thức khác từ các trang web cũng như diễn đàn về forex có rất nhiều trên mạng. Vậy trả lời cho câu hỏi "làm thế nào để có được lợi nhuận từ thị trường ngoại hối?" thì chỉ với hai từ là phải học hỏi  và đúc rút kinh nghiệm mà thôi.

     * Các bài viết liên quan:
     - Phân tích cơ bản trong Forex
     - Phân tích kỹ thuật trong Forex
     - Biểu đồ nến nhật bản
     - Phương pháp giao dịch Price Action (PA)
     - Ứng dụng Price Action trong giao dịch

Bài 8: Cách thức giao dịch trên thị trường Forex

Cách Thức Giao Dịch Trên MT4, MT5
     Trong thị trường ngoại hối, công việc của bạn là mua bán ngoại tệ. Công việc được thực hiện rất đơn giản và thuận tiện hơn nhiều so với giao dịch chứng khóan; và nếu bạn có kinh nghiệm về chứng khoán thì bạn càng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thị trường này.

     Mục tiêu của việc giao dịch ngoại hối là trao đổi 1 loại tiền tệ này với 1 loại tiền tệ khác với mong muốn tỉ giá giữa cặp tiền này sẽ thay đổi và giá trị đồng tiền bạn bán ra sẽ có giá hơn so với lúc mua vào.

     Tỉ giá ngoại hối là tỉ giá giữa một đồng tiền khi so sánh với đồng tiền khác. Một ví dụ, tỉ giá USD/CHF cho thấy bao nhiêu USD mới mua được 1 Franc Thụy Sĩ, hoặc ngược lại.

     Trong Forex, tiền tệ luôn đứng dưới dạng một cặp tiền. Lý do là trong mỗi giao dịch bạn phải bán một loại tiền và mua một loại tiền khác ngay lập tức. Đây là một ví dụ giữa đồng Bảng Anh và USD:

      GBP/USD = 1.7500

      Với tỉ giá trên, bạn phải trả 1.75 USD để mua 1 đồng bảng Anh.

     Trước hết bạn phải xác định bạn muốn mua hay bán.

     Nếu bạn muốn mua 1 loại tiền tệ ( thường sẽ là mua 1 đồng tiền chính và bán một đồng tiền kèm theo), bạn sẽ mong muốn giá trị đồng tiền mình mua sẽ tăng và sau đó bạn bán lấy khoảng chênh lệch. Hay trong thuật ngữ giao dịch sẽ là “vị trí mua” hay “long position”. Trong thuật ngữ Forex: “long = buy”

    Nếu bạn muốn bán ( nghĩa là bạn bán đồng tiền chính và mua đồng tiền kèm theo), bạn mong muốn đồng tiền bạn bán sẽ mất giá và sau đó bạn mua lại chính đồng đó để ăn mức chênh lệch. Nó còn gọi là vị trí bán hay “short position”. Trong thuật ngữ Forex “short = sell”

     Bid/Ask là gì?

    Tất cả các cặp tiền tệ đều có tỉ giá 2 chiều, giá bid = giá mua và giá ask = giá bán. Giá bid luôn thấp hơn giá Ask. Giá bid là tỉ giá mà thị trường muốn mua đồng tiền chính trong cặp tiền. Đây là tỉ giá mà bạn muốn bán cho thị trường.

     Giá ask là giá mà thị trường muốn bán đồng tiền chính trong cặp tiền tệ. Đây là tỉ giá mà bạn mua từ thị trường.

     Sự chênh lệch giữa giá bid và giá ask được gọi là spread

     Tôi không đủ tiền để mua $10.000 EUR. Tôi có thể giao dịch được không?

     Bạn có thể chứ! Với số tiền kí quĩ ban đầu bạn có thể giao dịch nhờ vào việc mượn tiền của ngân hàng. Nhờ đó bạn có thể mở 1 tài khoản 10.000$ hay 100.000$ chỉ với kí quĩ 100$ hay 1.000$.

    Số tiền kí quĩ sẽ tương ứng với số Lot có thể giao dịch. Bây giờ, bạn chỉ cần tập trung vào thuật ngữ “Lot” là số tiền nhỏ nhất mà bạn có thể mua. Khi vào siêu thị mua trứng bạn không thể mua 1 quả mà phải mua 1 tá 12 trứng hay còn gọi là 1 “lot” trứng. Trong Forex, thật không tưởng khi mua bán tiền tệ với chỉ 1 hay 2 USD, bạn phải giao dịch thông thường với 1 lot khoảng 10.000$ đến 100.000$ tùy vào loại tài khoản bạn chọn.

    Ví dụ:
     Bạn tin rằng GBP có dấu hiệu tăng trên thị trường so với USD. Bạn đặt lệnh mua 1 lot (100.000$) với 1% tiền ký quĩ là 1.000$ và ngồi chờ tỉ giá tăng vọt. Điều này nghĩa là bạn có thể kiểm soát 1 lượng tiền tệ 100.000$ hay giá trị bảng Anh tương đương chỉ với 1.000$ kí quĩ. Dự đoán của bạn chính xác và bạn quyết định đóng lênh tại giá 1,05050. Bạn thu về được lợi nhuận 50 pip, tương đương 500$ ( 1 pip là 1 điểm nhỏ nhất của tiền). Và với vốn đầu tư 1000$, bạn đã tạo ra được tỉ lệ lợi nhuận 50%. Lợi nhuận của bạn là 500$ trên số vốn 1000$ đầu tư, đáng nể phải không?

     Khi bạn quyết định đóng lệnh, khoản kí quĩ bạn đã đặt sẽ trở về tài khoản của bạn và kèm với lợi nhuận đạt được hoặc trừ đi khoản lỗ bạn mất. Lợi nhuận hay thua lỗ sẽ tính vào tài khoản của bạn.

     Lãi suất

     Lãi suất trong Forex không giống như trong các thị trường khác. Người giao dịch sẽ trả hoặc nhận lãi suất hàng ngày nếu giao dịch qua thời điểm 5pm EST. Nếu bạn không muốn được / mất phí lãi suất cho giao dịch của bạn, bạn chỉ cần đóng lệnh giao dịch trước 5pm giờ EST, đây là thời điểm cuối ngày.

     Mỗi khi giao dịch tiền tệ, bạn sẽ vay một loại tiền để mua một loại tiền khác, vì vậy lãi suất vay là bắt buộc. Lãi suất bạn sẽ phải trả cho việc vay mượn tiền để giao dịch, và bạn cũng sẽ thu về được một khoản lãi suất từ phía loại tiền bạn mua. Nếu loại tiền được mua trong giao dịch có lãi suất cao hơn loại tiền bạn vay, bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận – và giao dịch sẽ có lợi cho bạn nếu bạn để qua ngày. Đây cũng là một yếu tố đáng chú ý.


Bài 7: Mở tài khoản giao dịch

Mở Tài Khoản Giao Dịch
     Sau khi đã chọn được sàn giao dịch uy tín chất lượng ở Bài 6. Để bắt đầu giao dịch thì phải mở một tài khoản giao dịch. Có nhiều loại tài khoản để bạn chọn lựa phù hợp với mục tiêu của bạn.

     Về cơ bản, quy trình mở tài khoản ở sàn giao dịch nào cũng giống nhau bao gồm: đăng ký tài khoản, xác minh nhân thân, xác minh địa chỉ cư trú sau đó upload toàn bộ giấy tờ kể trên cho sàn, chờ sàn xét duyệt là xong.

     Hiện tại, các sàn giao dịch đều sử dụng phần mềm MT4 hoặc MT5. Các phần mềm này chính là nền tảng để các bạn giao dịch một cách trực tuyến 24/24.
   
    * Các bước để mở tài khoản giao dịch:

     - Bước 1: Mở tài khoản quản lý

     Đây là tài khoản chung mà bạn đăng ký mở với sàn giao dịch. Tài khoản này dùng để quản lý việc nạp, rút tiền, chứa lịch sử giao dịch sàn, các giấy tờ xác minh… Ví dụ thực tiễn việc mở tài khoản trên sàn Exness. Bạn hãy bấm vào Mở Tài Khoản. Ở góc phải màn hình, trên khung "Tài khoản mới", bạn gõ Việt Nam vào ô Quốc gia/Khu vực cư trú. Điền email và mật khẩu (Lưu ý rằng hãy nhớ kỹ mật khẩu này. Tôi luôn ghi chú vào một sổ mật khẩu riêng). Sau đó bạn nhấn Tiếp tục.

     

     Sau khi ấn vào Tiếp tục, hiện ra hai loại tài khoản để bạn lựa chọn. Thì bạn chọn vào ô Thực tài vì trong tài khoản thực bạn vẫn có thể chơi thử demo miễn phí mà đỡ mất công sau này lại mở thêm tài khoản để giao dịch thật.


      Như vậy bạn đã hoàn tất bước mở tài khoản. Bước tiếp theo bạn phải xác minh danh tính chủ tài khoản. Sau khi bạn ấn vào Thực tài sẽ hiện ra bảng sau:

    Bạn ấn vào Gửi mã cho tôi rồi sau đó bạn mở email của bạn lên, đọc mã xác nhận và gõ vào ô Mã xác minh từ email. Rồi ấn Tiếp tục.

    Sau khi hoàn tất bước xác minh qua email thì bạn tiếp tục xác minh qua điện thoại:

    Sau khi bạn ấn Gửi mã cho tôi, Exness sẽ gửi mã xác nhận vào số điện thoại bạn khai báo.

    Bạn nhập mã xác nhận vào ô Mã xác nhận và ấn Tiếp tục
    Sau khi hoàn tất xác minh qua điện thoại thì bước qua phần khai báo thông tin cá nhân:
    

     Tại bước này bạn phải điền đầy đủ và chính xác họ, tên, ngày tháng năm sinh và địa chỉ cư trú (trùng với địa chỉ ở CMTND). Cuối cùng bạn ấn Tiếp tục.

    Bạn nhấn vào Hoàn tất xác minh
   Như vậy bạn đã hoàn tất việc mở tài khoản quản lý. Tuy nhiên bạn vẫn phải hoàn tất các bước tiếp theo sau đây để có thể mở tài khoản giao dịch được.
    - Bước 2: Khai báo hồ sơ cá nhân và xác minh giấy tờ tùy thân:


    Tại bước này, sau khi bạn khai báo hồ sơ cá nhân xong, bạn phải chuẩn bị 2 loại giấy tờ bạn cần phải cung cấp cho sàn là:

Giấy tờ để xác minh danh tính: gồm chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước công dân hai mặt hoặc hộ chiếu

Giấy tờ để xác minh địa chỉ: bằng lái xe hoặc bản sao kê ngân hàng hoặc hóa đơn điện nước hoặc hóa đơn internet. Cần lưu ý: Tên và Địa chỉ giấy tờ bạn cung cấp phải trùng với địa chỉ có trên CMND hoặc hộ chiếu của bạn. Ngoài ra, giấy tờ bạn đăng tải phải có đủ 4 góc không bị cắt xén, nếu không tài liệu sẽ không được chấp nhận.

     Thường trong vòng 24h là bạn sẽ nhận được phản hồi kết quả từ sàn thông qua email hoặc gọi điện thông báo trực tiếp.
   
    - Bước 3: Mở tài khoản giao dịch trên phần mềm MT4 hoặc MT5

     Tất cả các sàn forex hiện nay đều có tài khoản MT4 hoặc MT5 cho bạn chọn lựa. Tốt nhất bạn nên mở tài khoản MT4 để thuận tiện cho việc giao dịch sau này.

     Bạn tải phần mềm MT4 hoặc MT5 có sẵn trên trang web của sàn giao dịch về máy, sau đó cài đặt theo hướng dẫn.

     Sau khi cài đặt xong phần mềm MT4 hoặc MT5, bạn tiến hành mở tài khoản để đăng nhập vào MT4 hoặc MT5. Có hai loại tài khoản để bạn chọn lựa: Tài khoản demo (là tài khoản dùng thử) và tài khoản thật (là tài khoản giao dịch tiền thật), trong tài khoản thật lại có các loại tài khoản: tài khoản Mini, tài khoản tiêu chuẩn, tài khoản ECN... Nếu bạn là người mới, tôi khuyên bạn nên bắt đầu với một tài khoản demo. Cho đến khi bạn tự tin nạp tiền vào để mở tài khoản thật, hãy lựa chọn tài khoản tiêu chuẩn.
   
    - Bước 4: Nạp tiền vào tài khoản forex để giao dịch

     Hoàn thành xong bước 1 và bước 2 bạn mới được phép nạp tiền vào tài khoản để giao dịch. Có rất nhiều kênh nạp rút tiền khác nhau cho bạn chọn lựa như Ngân lượng, Neteller, Visa Card, Internet Banking… Bạn chỉ cần tìm đến phần Deposit (nạp tiền) nhấn vào đó, rồi chọn lựa hình thức nạp tiền, tiền hành tuần tự từng bước như sàn yêu cầu là xong.

     Theo quy định từ sàn giao dịch, trong 3 tháng đầu tiên bạn nạp tiền bằng phương thức nào thì sẽ phải rút qua phương thức đó bằng đúng số tiền bạn nạp. Ví dụ, bạn dùng ngân lượng nạp vào tài khoản của bạn 1000 USD, sau khi giao dịch bạn lời thu về 1500 USD và muốn rút hết số tiền trên. Lúc này, quy định của sàn sẽ rút 1000 USD về ngân lượng của bạn, số còn lại (500 USD) bạn muốn rút về loại tài khoản nào, sàn sẽ chuyển về tài khoản đó cho bạn.

     * Như vậy bạn đã hoàn tất quá trình mở tài khoản để bắt đầu giao dịch, bạn chỉ việc mở phần mềm MT4 hoặc MT5 và đăng nhập vào tài khoản của mình rồi tiến hành vào lệnh giao dịch.

      ==> Để tìm hiểu cách thức giao dịch hãy bước sang Bài 8.

     Chúc các bạn thành công!



Bài 6: Chọn sàn giao dịch

Chọn Sàn Giao Dịch
     Khi các bạn quyết định tham gia đầu tư vào thị trường Forex, ngoài việc nắm vững kiến thức và các bước để tham gia đầu tư mà FXchikka đã giới thiệu ở Bài 3, thì việc chọn một sàn giao dịch uy tín cũng rất quan trọng. Hiện nay có quá nhiều sàn giao dịch forex để bạn lựa chọn tham gia. Tuy nhiên có không ít sàn giao dịch kém chất lượng và có thể có những sàn giao dịch mang yếu tố lừa đảo. Vì thế cần phải nghiên cứu thật kỹ các thông tin về các sàn giao dịch để tránh việc bạn "tiền mất tật mang". FXchikka xin chia sẻ chút kinh nghiệm đánh giá chất lượng sàn giao dịch forex uy tín, để giúp bạn chọn sàn giao dịch phù hợp với mình.

     Để đánh giá một sàn giao dịch uy tín, chất lượng thường dựa vào các tiêu chí sau:

     Sàn giao dịch (Broker) có được các cơ quan tài chính cấp giấy phép chứng nhận hợp lệ hay không. Giấy chứng nhận thường thấy nhất của các Broker ở Việt Nam là Trung tâm dịch vụ tài chính quốc tế IFSC. Mặc dù, IFSC vốn là chứng nhận khá phổ biến, không được đánh giá quá cao nhưng buộc phải có, vì đây cũng là chứng chỉ duy nhất có giá trị pháp lý tại Việt Nam. Nghĩa là, các sàn forex muốn mở văn phòng hỗ trợ tại Việt Nam thì phải có chứng chỉ IFSC.

     Vì vậy, để đảm bảo độ tin cậy, tốt nhất sàn forex bạn dự định tham gia nên đăng ký hoạt động một trong các tổ chức sau: CFTC (Hoa Kỳ), NFA (Hoa Kỳ), ASIC (Úc), FSA (vương quốc Anh), FAC (vương quốc Anh), BaFIN (Đức). Đây đều là những tổ chức uy tín, có nền tảng hoạt động lâu năm trong thị trường tài chính. Chính vì thế, họ đều có kinh nghiệm trong việc vận hành giám sát cũng như phòng chống lừa đảo từ nhiều sàn giao dịch luôn tìm cách “cao chạy xa bay” ôm trọn số tiền của các nhà đầu tư. Một trong những sàn giao dịch đáp ứng được và phù hợp nhất ở Việt Nam hiện nay là Exness. Bạn có thể đăng ký tài khoản dùng thử miễn phí tại đây Nếu bạn chưa biết cách mở tài khoản thì có thể tham khảo cách mở tài khoản tại bài viết: Cách mở tài khoản giao dịch ở Bài 7. (Lưu ý rằng trong khuôn khổ blog này, tôi không quảng cáo cho bất cứ sàn giao dịch nào. Việc tôi hướng dẫn mở tài khoản Exness chỉ vì tôi quen dùng và mấy năm nay tôi thường xuyên giao dịch trên sàn này mà thôi).

     Ngoài ra, bạn nên ưu tiên những sàn giao dịch được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vì điều kiện để một công ty được lên sàn chứng khoán là rất khó khăn, với nhiều yếu tố ràng buộc mà không phải sàn nào cũng đáp ứng đầy đủ. Đặc biệt, khi đã lên sàn, toàn bộ số liệu kinh doanh như lợi nhuận, doanh số, spread (phí chênh lệch)… đều được minh bạch. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể tự đánh giá sàn giao dịch nào có nền tảng tài chính tốt, tỷ lệ spread thực sự là bao nhiêu, trả hoa hồng như thế nào….

     Không những vậy, do việc bùng nổ số lượng Broker từ nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, nên bạn có thể dễ dàng đánh giá các sàn giao dịch thông qua những diễn đàn về forex trong và ngoài nước, hoặc dựa trên 1 số chuyên trang uy tín như: bestonlineforexbrokers hay forex-ratings…

     Spread hay mức giá chênh lệch là điểm quan trọng tiếp theo, không những dùng để đánh giá độ uy tín của sàn, mà còn là 1 trong những vấn đề được trader quan tâm nhất khi tham gia giao dịch Forex.
     
    ==> Bài 7 sẽ hướng dẫn các bạn cách thức mở tài khoản giao dịch.