Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

#2 Phân tích cơ bản trong Forex

Phân Tích Cơ Bản
     Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật là hai phương pháp chủ yếu để phân tích trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng. Trong đó phân tích cơ bản tập trung vào các yếu tố kinh tế và tài chính, cái ảnh hưởng đến giá cả. Trong khi phân tích kĩ thuật lại tập trung vào phân tích biểu đồ và sử dụng dữ liệu quá khứ của giá để dự đoán tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số điểm khác nhau giữa hai trường phái này và cách kết hợp chúng để tạo một kết quả tốt hơn trong đầu tư.
 
     Khung thời gian

    Phân tích cơ bản tập trung vào phân tích dài hạn trong khi phân tích kĩ thuật tập trung vào ngắn đến trung hạn. Các nhà đầu tư theo trường phái cơ bản thường nhìn số liệu theo quý, theo năm, theo nhiều năm. Họ tin rằng, trong ngắn hạn giá cả một loại chứng khoán có thể giao dịch dưới hoặc trên giá trị thực nhưng xét về dài hạn nó sẽ điều chỉnh về giá trị thực của chính nó dựa trên các nhân tố cơ bản. Trong khi đó các nhà đầu tư theo trường phái kĩ thuật thường quan sát dữ liệu với khung thời gian ngắn hơn như tháng, tuần, ngày, thậm chí biểu đồ theo giờ.

     Nhà đầu tư cơ bản muốn cố gắng xác định giá trị nội tại của một loại chứng khoán. Ví dụ trong thị trường cổ phiếu họ xác định giá trị đó bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai về hiện tại. Trong thị trường ngoại hối, họ xác định một cặp tiền đang giao dịch dưới hay trên giá trị thực bởi việc đánh giá các yếu tố về lãi suất, chính sách tiền tệ và các dữ liệu kinh tế. Giá thị trường một loại chứng khoán hay FX giao dịch dưới giá trị nội tại được xem như là một khoản đầu tư tốt và ngược lại. Trong khi đó, các nhà đầu tư theo trường phái kĩ thuật lại tin rằng thị trường đã chiết khấu mọi thứ. Tất cả thông tin hiện có đã được phản ánh vào giá. Do đó việc phân tích báo cáo tài chính, kinh tế là điều không cần thiết. Họ chỉ tập trung vào đồ thị giá và sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lại.
   
     Kết hợp hai trường phái

    Có rất nhiều tranh luận nảy sinh liên quan đến hai trường phái này. Ví dụ, có nhiều chỉ trích cho rằng phân tích kĩ thuật là môn không được kiểm chứng. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta có thể kết hợp hai phương pháp này để đạt kết quả tốt hơn trong đầu tư. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể sử dụng phân tích cơ bản để xác định giá một loại chứng khoán hay FX đang dưới hay trên giá trị thực. Sau đó nhà đầu tư sử dụng phân tích kĩ thuật để tìm điểm vào và điểm ra trong quyết định đầu tư của mình. Ví dụ một nhà đầu tư xác định được xu hướng đi xuống của một cặp tiền bằng phân tích cơ bản, nhà đầu tư có thể dùng phân tích kĩ thuật để mở các vị thế bán.
   
    Phân tích cơ bản:

    Mục đích chính của phân tích cơ bản là nghiên cứu các sự kiện kinh tế vĩ mô để dự đoán các diễn biến tiếp theo của giá cả. Để làm được điều này, quá trình phân tích tập trung vào các tác nhân kinh tế - chính trị quan trọng như lãi suất, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát, các cuộc xung đột, chiến tranh và các vấn đề ở tầm vĩ mô khác; nó giúp chúng ta hiểu được những tác nhân trên có ảnh hưởng thế nào đến những biến động trên thị trường. Đồng thời, việc phân tích còn nghiên cứu các sự kiện tác động đến chỉ số cung/cầu đối với đồng tiền của một quốc gia để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi cơ bản nhất “Tại sao?” Tại sao tỷ giá hối đoái lại thay đổi theo chiều hướng này mà không phải theo chiều hướng kia. Nhìn chung, nếu nền kinh tế của một quốc gia phát triển đi lên thì giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó cũng có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu các chỉ số của nền kinh tế là tiêu cực thì giá trị đồng nội tệ sẽ giảm xuống.

     Đồng nội tệ sẽ có xu hướng tăng giá nếu các yếu tố sau đây xuất hiện:

    + Lãi suất tái cấp vốn của đồng nội tệ cao hơn so với các đồng tiền khác.
    + Kinh tế tăng trưởng nhanh, các thị trường tài chính giữ được ổn định.
    + Lạm phát thấp.
    + Cán cân thương mại lành mạnh.
    + Ngân sách quốc gia có mức thâm hụt cao (điều này buộc chính phủ phải vay mượn từ thị trường trong nước và thị trường liên ngân hàng để bù đắp mức thâm hụt).
    + Hệ thống chính trị ổn định.
    + Chính sách tiền tệ nhất quán và thận trọng.
    
   Các chỉ số kinh tế cơ bản:

    - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

    Trong kinh tế học vĩ mô thì GDP là chỉ số thể hiện trực tiếp mức độ “giàu có” của một quốc gia, thực tế thì nước nào cũng luôn nỗ lực tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, tạo nhiều việc làm cho người dân và các chương trình an sinh xã hội để dân chúng an tâm cống hiến sức lao động, GDP thể hiện bằng tiền USD, Ví dụ: Mỹ có GDP hàng năm tới gần $40.000, giàu nhất thế giới. Xu hướng tăng chỉ số GDP này kết hợp với số lượng việc làm và lạm phát là 3 yếu tố song hành để đánh giá “sức khỏe” nền kinh tế, các con số này được công bố mỗi 2 tuần hoặc hàng tháng (Xem chi tiết trên Website ForexFactory) Việc phân tích chỉ số GDP khá đơn giản, tỷ lê thuận với sức mạnh đồng tiền, do đó khi thấy GDP xanh thì đồng tiền đó đang chiếm ưu thế, Ví dụ: Đang chơi cặp EURUSD thì khi GDP tăng sẽ khiến EURUSD giảm và ngược lại.
 
    - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
    Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP). Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế.

      Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Chỉ số giả cả thường rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng như chính sách lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ hay quyết định tiến hành hedging của các ngân hàng và doanh nghiệp lớn. Cũng rất có lợi cho các nhà đầu tư cá nhân tiến nếu họ tính đến chỉ số CPI khi tiến hành hedging hoặc đưa ra quyết định phân bổ vốn đầu tư.
   
     - Số lượng hàng hóa bán lẻ (Retail sales)

    Bằng việc theo dõi số lượng hàng hóa bán lẻ trong một thời gian nhất định chính phủ có thể đánh giá được một cách gần chính xác sự tăng trưởng của việc tiêu dùng cá nhân của dân cư, mà việc tiêu dùng của xã hội đóng góp rất lớn vào giá trị của GDP.

    Ngoài ra trên thị trường còn có rất nhiều các chỉ số quan trọng khác mà bất cứ một dealer nào cũng quan tâm như: M2, lãi suất chiết khấu, trái phiếu, chỉ số thất nghiệp…Ví dụ vào đầu tháng 5.2003 có thông tin chỉ số thất nghiệp trong tháng 4 của Mỹ tăng từ 5.8% (tháng 3.2003) lên 6%, làm cho đồng USD giảm giá mạnh trên thị trường hối đoái quốc tế.

     Hướng dẫn cách đọc các chỉ số kinh tế trong phân tích cơ bản

     Truy cập vào trang: http://www.forexfactory.com/index.php
     Sau đó Click vào thẻ thời gian ở đầu trang để chỉnh lại theo giờ Việt Nam ( GMT +7)


     Trên đây là ảnh chụp trên trang Forexfactory vào phiên Âu lúc 3:45′ pm
    Bắt đầu lúc 3:15′ công bố chỉ số đầu tiên, một tin màu xanh lá cây => Tin tốt cho đồng EUR và cặp EURUSD đã tăng theo đà tăng chủ đạo trên thị trường.


2 cặp GBPUSD và EURUSD đã tiếp tục tăng khá mạnh khi đón tin tốt. Mỗi ngày có nhiều chỉ số cơ bản được công bố, phiên Âu thì có các tin của Úc,Hồng Kông, Phiên Âu có các tin cho đồng bảng Anh, Eur và phiên Mỹ thì đa số Trader tập trung vào đồng USD.

Trong ví dụ tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng Phân tích cơ bản để giúp bạn quyết định có nên mua hay bán cặp tiền nào đó không. Hãy xem các ví dụ bên dưới về phân tích cơ bản:

EUR/USD:

Nếu bạn tin rằng nền kinh tế Mỹ tiếp tục yếu đi, nghĩa là sẽ xấu cho đồng USD, bạn sẽ MUA EUR/USD. Việc mua vào cặp tiền này phản ánh dự đoán của bạn là EUR sẽ tăng so với USD

Nếu bạn tin rằng nền kinh tế Mỹ thì tốt còn đồng EUR thì sẽ yếu đi so với đồng USD, bạn chỉ cần đặt lệnh BÁN EUR/USD. Như vậy là bạn đã bán EUR với dự đoán nó sẽ còn giảm điểm so với USD

USD/JPY:

Nếu bạn phân tích và thấy rằng chính phủ Nhật muốn làm yếu đi đồng JPY để hỗ trợ xuất khẩu thì bạn sẽ mua vào cặp USD/JPY, có nghĩa là bạn dự đoán đồng USD sẽ tăng điểm so với đồng JPY

Nếu bạn phân tích và cho rằng nhà đầu tư Nhật đang rút tiền ra khỏi thị trường tài chính Mỹ và đang đổi vốn của họ từ USD sang JPY trở lại, điều này sẽ gây hại cho đồng USD, bạn có thể đặt lệnh BÁN USD/JPY, có nghĩa là bạn dự đoán USD sẽ giảm điểm so với JPY

GBP/USD:

Nếu bạn cho rằng nền kinh tế Anh tiếp tục tốt hơn so với Mỹ thì bạn sẽ đặt lệnh MUA GBP/USD, có nghĩa là bạn dự đoán GBP tăng giá so với USD

Nếu bạn tin rằng nền kinh tế Anh đang chậm lại so với Mỹ hiện vẫn vững vàng, bạn sẽ đặt lệnh BÁN GBPUSD, có nghĩa là bạn cho rằng GBP sẽ giảm điểm so với USD

* Các bài viết liên quan:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét